Không gian nhà bếp đẹp - Sơn đuổi muỗi Antimos
Không gian nhà bếp đẹp - Sơn đuổi muỗi Antimos, 272, InToRoi.com, Tiên Tiên, InToRoi.com, 17/12/2015 16:25:46
Dưới đây Blog Mua Bán Nhanh sẽ tập trung vào các loại hình thiết kế bếp thường gặp nhất để bạn có thể tìm ra được chọn lựa tốt nhất đối với không gian bếp của gia đình mình
Bài trí không gian bếp đẹp với phong cách hiện đại.
1/Thiết kế bếp góc
Trong ảnh là kiểu bố trí bếp truyền thống, nơi mọi thiết bị, vật dụng được đặt 2 bên bếp, rất thuận thiện cho người nấu ăn
Kiểu bố trí này có ưu điểm là quen thuộc, lò nướng, tủ lạnh và nhiều đồ dùng nhà bếp đều ở trong tầm tay hoặc ít nhất cũng dễ lấy
Tuy nhiên, nhược điểm dễ thấy của kiểu bếp góc là không phù hợp với những căn bếp rộng bởi nó sẽ khiến không gian bị loãng
Sắp xếp các đồ đạc gần nhau là giải pháp cho loại bố trí này mặc dù cho bếp có chật hay rộng để không gian không bị loãng và dễ dàng hơn khi nấu bếp
2/Thiết kế bếp một mặt
Trong kiểu bếp này, tất cả các đồ dùng, thiết bị được bố trí trên một mặt tường, thường được sử dụng trong những căn hộ có không gian khiêm tốn
Loại bếp này có ưu điểm của là gọn gàng và dễ dàng sử dụng các thiết bị khi nấu nướng
Một mặt là không gian nhỏ là nhược điểm của bếp, gây khó khăn trong việc sắp xếp khi có nhiều người nấu hay chuẩn bị bữa cơm
Nhược điểm của loại bếp này có thể khắc phục bằng cách chủ nhà cần khéo léo bài trí để không gian không quá bí mà vẫn duy trì được sự tiện lợi khi cần dùng các thiết bị lúc nấu nướng.
3/Thiết kế bếp hai mặt
Loại bếp này có đặc điểm nhận dạng là bố trí như một hành lang nấu ăn, đồ nhà bếp, các thiết bị được bố trí 2 bên tường với một hành lang nhỏ chạy ở giữa.
Kiểu bố trí này có điểm cộng là tận dụng tốt không gian, đồ đạc được bày cả sau và trước người đứng bếp, nó được dùng rất nhiều trong các nhà hàng.
Kiểu bếp hai mặt này có nhược điểm thường thấy là đặt vòi rửa và bếp ở 2 phía đối diện, do đó sẽ khó cho những ai muốn vừa nấu vừa chuẩn bị
Gia chủ nên thiết kế 2 đầu của bếp nối giữa các phòng với nhau khi sử dụng kiểu bếp này để có thể lấy ánh sáng tốt, nếu có thể thì nên đặt bồn rửa và bếp cùng một phía sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
4/Thiết kế bếp chữ L
Kiểu bếp này có thể nhận biết đơn giản như tên gọi của nó, 2 bức tường với độ dài khác nhau được đặt vuông góc với những đồ làm bếp bố trí bên trên.
Tuy có cấu tạo góc nhưng bếp hình chữ L lại tạo ra một không gian mở phía sau người đứng bếp, dễ dàng kết nối với các thành viên còn lại của gia đình.
Hạn chế người tham gia nấu ăn là nhược điểm của bếp chữ L, độ thoải mái phụ thuộc vào độ lớn của các cạnh ngắn trong bếp
Gia chủ có thể đặt một bàn ăn ngay gần bếp để tăng không gian sử dụng cho một nhà bếp hình chữ L nhằm tạo diện tích sử dụng cho người nấu nướng mà không cần phụ thuộc vào độ lớn của những cạnh bố trí trong bếp.
5/ Thiết kế bếp chữ U
Cũng gống như bếp chữ L, bếp chữ U có thể dễ dàng nhận thấy bằng cách bài trí theo ký tự trong bảng chữ cái Latin này
Không gian lớn là điểm mạnh của bếp chữ U, bếp này có mở dễ dàng cho việc kết nối với những phần còn lại của căn nhà
Do hoạt động bên trong bếp sẽ không được thoải mái như những kiểu bố trí khác nên bếp chữ U thường dành cho những gia đình chỉ có 1 thành viên nấu ăn chính.
Bếp chữ U trở thành một khu vực dễ chịu cho mọi thành viên trong gia đình với sáng tạo trong cách bố trí như hay vì bức tường kín, một cạnh của chữ U thành bàn để đồ ăn.
Bí quyết nới rộng không gian cho phòng bếp chật hẹp
Trong những ngày hè nóng nực, phải làm bếp trong không gian chật sẽ làm chúng ta thấy khó chịu, bức bối. Bạn hãy nhanh chóng “hô biến” không gian bếp chật hẹp thành nhà bếp đẹp, thoáng mát theo những cách đơn giản sau đây
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Một không gian được thiết kế đón ánh sáng tự nhiên sẽ là cách đơn giản nhất để giúp không gian được cải thiện về diện tích. Đây cũng là “bí kíp” giúp không gian tươi mới, mát mẻ… nhất là đạt được mục đích tiết kiệm điện năng. Ánh sáng cũng tạo cảm giác thanh sạch, một yếu tố rất cần thiết cho không gian bếp khi chế biến thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nên hạn chế việc sử dụng rèm cửa dày và gam màu tối cho cửa sổ phòng bếp, bởi điều đó sẽ khiến ánh sáng căn bếp bị hạn chế, làm không gian bếp càng nhỏ hẹp hơn. Ngoài ra, bạn có thể làm cho không gian bếp rộng hơn, thoáng mát hơn bắng cách sơn lại tường nhà nhà bếp với những gam màu sáng. Đặc biệt, hiên nay đã xuất hiện loại sơn nước thế hệ mới không những cho màu sơn đẹp mà còn có khả năng đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả, an toàn.
- Chọn bàn ghế
Nên chọn bàn ghế được thiết kế đơn giản, tiện ích để tiết kiệm không gian bếp.
Khi chọn bàn ghế ăn nên chọn bộ được thiết kế nhỏ gọn, không nên có tay ghế để tiết kiệm không gian nhà bếp. Màu sắc của bàn ghế cũng nên “ăn nhập” với màu sơn tường để tạo nên sự đồng bộ, thống nhất.
Để tăng tính tiện ích cho không gian bếp, bạn cũng có thể tận dụng bàn bếp làm bàn ăn. Đó sẽ là nơi để chế biến thức ăn nhưng khi chế biến xong bạn có thể vệ sinh sạch sẽ để làm bàn ăn. Chỉ cần sắm thêm vài chiếc ghế tròn nhỏ gọn là bạn đã có thể thưởng thức bữa ăn ngay trên bàn bếp cùng gia đình.
- Chọn màu tủ bếp
Màu tủ bếp cũng nên là gam màu sáng, càng lý tưởng hơn so với gam màu tối khi trang trí cho không gian bếp chật hẹp. Bạn cũng có thêm một sự lựa chọn nữa cho không gian bếp nhỏ là có thể dùng tủ bếp gương kính để tăng độ sáng cũng như diện tích cho căn bếp.
Với tủ bếp, nên thiết kế những ngăn kéo để đồ phân chia theo từng khu vực để xoong nồi, rổ, chén bát… Việc phân chia này vừa giúp tiết kiệm không gian bếp vừa giúp bạn dễ dàng tìm kiếm vật dụng khi cần thiết.
- Ngăn nắp, gọn gàng
Ngăn nắp và gọn gàng là yếu tố cần thiết để tạo nên không gian bếp sạch sẽ, mát mẻ và cũng là yếu tố quan trọng để không gian bếp rộng rãi hơn so với bình thường.
Không gian bếp ngăn nắp, gọn gàng cũng có tác dụng kích thích vị giác, giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
- Kiến trúc đơn giản
Không gian bếp được thiết kế đơn giản, không quá rườm rà và cầu kỳ nhưng tiện ích sẽ là cách cải thiện diện tích căn bếp nhỏ hẹp.
Những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi thiết kế không gian bếp là sự tiện ích, cường độ ánh sáng, cách bố trí vật dụng, tủ bếp. Kiến trúc đơn giản sẽ giúp căn bếp nhỏ hẹp trở nên thoáng đãng.
4 sai lầm ngớ ngẩn khi thiết kế không gian bếp
1/ Không coi trọng vẻ ngoài của bếp:
Đa số chúng ta khi thiết kế và trang trí ngôi nhà của mình thường chú trọng đến phòng khách và phòng ngủ chứ ít khi chú tâ, đến việc làm đẹp cho phòng bếp. Do vậy, đa số không gian bếp của các gia đình thường tẻ nhạt và nhàm chán. Với phần lớn thời gian trong bếp, hẳn là các chị em nội trợ cũng mong muốn tìm được sự thích thú ở đây. Vì vậy, bạn hãy chăm chút vào việc trang trí và làm đẹp cho phòng bếp của gia đinh hơn nữa. Một không gian bếp đẹp, xinh xắn và gọn gàng sẽ tạo thêm hứng khởi khi nấu nướng của bạn, cũng như thể hiện được sự nữ tính và đảm đang trong vai trò “nữ tướng” của gia đình.
2/Lắp tủ bếp không sát trần:
Khoảng không giữa tủ bếp và trần do lắp tủ bếp không sát trần cũng là một trong những sai lầm ngớ ngẩn khi thiết kế phòng bếp. Khi đó, bụi bẩn rất dễ bám vào bề mặt phía trên của tủ bếp rất mất vệ sinh. Do vậy, hãy lắp tủ bếp sát trần để tận dụng được tối đa diện tích và tăng không gian lưu trữ. Tuy nhiên, để trông sáng, thoáng và không bị bí, bạn nên sử dụng cửa kính cũng như kết hợp các phụ kiện tủ bếp sao cho hợp lý.
3/ Quá nhiều không gian lưu trữ
Sự tiện dụng, không gian lưu trữ và tính thẩm mỹ là 3 yếu tố kết hợp lại tạo thành một không gian bếp hoàn hảo. Tuy nhiên, một số người lại tận dụng không gian bếp thái quá, lắp đặt quá nhiều tủ bếp, lấp kín hết các mảng tường trống. Làm như vậy sẽ khiến cho không gian bếp thực sự trở nên chật chội và bí bách. Thay vào đó, bạn nên thay một số tủ bếp bằng giá mở, đặc biệt là khu vực phía trên bồn rửa, bếp gas để không gian bếp thoáng đãng hơn.
4/Không có bề mặt đặt đồ ăn xung quanh lò nướng/vi sóng
Khi lấy đồ ăn đang nóng ra khỏi lò vi sóng hoặc lò nướng, bạn sẽ cần một chỗ để đặt nó xuống. Do vậy, bạn nên để một không gian trống ngay gần lò nướng hoặc lò vi sóng để thuận tiện cho quá trình nấu ăn và an toàn hơn.
Mua bán nội thất nhà bếp đẹp, giá rẻ ở đâu?
Mua bán nội thất nhà bếp tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Tủ bếp
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/khong-gian-nha-bep-dep/60795
Không gian nhà bếp đẹp - Sơn đuổi muỗi Antimos, 272, InToRoi.com, Tiên Tiên, InToRoi.com, 17/12/2015 16:25:46